Nắm được cách chữa gà bị khò khè lên đờm sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả, dứt điểm và tránh những rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu hay thử nghiệm các loại thuốc khác nhau. Để có cái nhìn tổng quan hơn, hãy theo dõi nội dung tổng hợp trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân dẫn đến gà bị khò khè lên đờm là gì?
Trước khi tìm hiểu cách chữa gà bị khò khè lên đờm thì vấn đề quan trọng đầu tiên cần nắm được là hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh. Theo đó, lý do phổ biến nhất là gà bị nhiễm vi khuẩn vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium khi thay đổi thời tiết đột ngột.
Vi khuẩn Mycoplasma phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết có nhiều thay đổi, gà không có chế độ dinh dưỡng phù hợp và không tiêm phòng đầy đủ. Loại vi khuẩn này lây lan nhanh chóng, tồn tại 4 – 5 ngày trong dịch nhầy. Trong môi trường lòng đỏ trứng chúng có thể tồn tại lên đến 18 ngày.

Lý giải gà bị khò khè lên đờm có gây lây lan hay không?
Nếu bạn đang thắc mắc gà bị khò khè lên đờm có lây lan hay không thì câu trả lời là Có. Thậm chí bệnh này lây lan cực kỳ nhanh thông qua những đường sau đây:
- Gà mắc bệnh lây lan cho những cá thể khác trong đàn khi sử dụng chung thức ăn, dụng cụ máng uống.
- Lấy từ mẹ sang con, tức là gà mẹ mắc bệnh đẻ trứng sẽ lây truyền sang cho con.
- Vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong cơ thể khi gà khỏi bệnh nên nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiếp tục bùng phát, lây lan nhanh chóng.
Có những triệu chứng nào của bệnh khò khè lên đờm
Để biết được cách chữa gà khò khè lên đờm thì bạn cần nắm được các triệu chứng nhận biết cụ thể để từ đó đưa ra cách điều trị hiệu quả. Bao gồm:
- Gà thịt: Đối với gà thịt khi bệnh trở nặng, chúng sẽ đi ngoài phân xanh, phân trắng. Giai đoạn 4 – 8 tuần, gà có tình trạng kén ăn, mệt mỏi, sưng mặt, chảy nước mắt, chảy dãi.
- Gà đẻ: Đối với bệnh khò khè lên đờm ở gà đẻ chúng sẽ xuất hiện mạnh ở thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột hoặc sau khi cắt mỏ. Bạn cần quan tâm đến các triệu chứng như gà ốm yếu, gầy nhanh, kén ăn, năng suất trứng thấp hơn so với bình thường và tỷ lệ ấp nở không cao.

Cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng thuốc đặc trị
Một trong những cách chữa gà bị khò khè lên đờm mang lại hiệu quả cao nhất đó chính là sử dụng các loại thuốc đặc trị. Tùy vào triệu chứng của gà, bạn có thể lựa chọn các loại thuốc cụ thể như sau:
AZIFLOR NEW
AZIFLOR NEW có thành phần Azithromycin dihydrate: 10g, dung môi vừa đủ 100ml. Công dụng của loại thuốc này là điều trị ho nặng. thở giật bụng, viêm vú, viêm tử cung, viêm phổi, dính sườn, viêm ruột hoại tử, thương hàn, bỏ ăn không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, thuốc đặc trị CRD, CCRD, ORT, hen khẹc vẩy mỏ. Cách dùng:
- Tiêm bắp 1 liều duy nhất: 1ml/10kg thể trọng.
- Trong trường hợp bệnh nặng có thể tiêm nhắc lại sau 24 – 48 giờ.
TYLOGEN 200
TYLOGEN 200 có thành phần trong 100ml gồm: Tylosin tartrate (15,0g), Gentamycin sulfate (5,0g) và tá dược vừa đủ 100ml. Loại thuốc này có công dụng đặc trị viêm phế quản, viêm phổi, sưng phù đầu, tụ huyết trùng, viêm ruột xuất huyết, viêm khớp tiêu chảy bỏ ăn. Cách dùng:
- Tiêm bắp ngày 1 lần.
- Tiêm liên tục vào vị trí cánh hoặc bắp chân trong 3 – 5 ngày.
- Liều lượng theo chỉ định là 1 ml/5-7kg thể trọng.

TILMICOSINE 200S
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm bằng thuốc TILMICOSINE 200S mang đến hiệu quả nhanh. Trong 100g chứa các thành phần Tilmicosin phosphate (20g) và tá dược vừa đủ 100g.
Loại thuốc này có công dụng là đặc trị hen gà, CRD, CCRD, viêm khớp, sưng phù đầu, vải mỏ. Bạn dành thời gian tham khảo cách dùng như sau:
- Hòa vào nước hoặc trộn vào thức ăn để áp dụng cách chữa gà bị khò khè lên đờm hiệu quả nhất.
- Liều lượng 1g/8-10kg thể trọng/ngày.
- Dùng liên tục trong vòng 3 – 5 ngày và ngưng sử dụng thuốc trước 7 ngày đối với gà xuất chuồng lấy thịt.
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm và phòng bệnh hiệu quả
Bên cạnh cách chữa gà bị khò khè lên đờm dùng thuốc đặc trị thì bạn cũng nên áp dụng phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Trong đó cần quan tâm đến các tiêu chí:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, sát trùng bằng những sản phẩm phù hợp.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà đầy đủ theo chỉ định.
- Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho gia cầm.
- Nếu có thay đổi thời tiết đột ngột nên đảm bảo độ ẩm, nhiệt độ trong chuồng ổn định, thoáng mát và mùa hè và kín gió vào mùa đông.
- Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu gà bị khò khè lên đờm thì hãy ngay lập tức tách riêng để tránh tình trạng lây lan.

Cách chữa gà bị khò khè lên đờm không khó nhưng bạn cần phải kiên trì sử dụng các loại thuốc phù hợp để từ đó mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, hãy quan tâm đến chuồng trại, chế độ dinh dưỡng cũng như sát trùng thường xuyên để hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn xâm nhập.